Móng băng là gì?

Máy bẻ đai sắt CHV 02 CHIHO – Trong xây dựng, móng băng được sử dụng phổ biến vì độ đồng đều, khả năng nâng đỡ toàn bộ kết cấu công trình lại rất tốt. Vậy móng băng là gì và quy trình thi công móng băng ra sao, hãy cùng với cokhitudongchiho.com tìm hiểu rõ hơn nhé!?

Móng băng trong xây dựng dân dụng
Móng băng trong xây dựng dân dụng

Việc làm móng để xây nhà thì có rất nhiều loại móng nhà như: móng đơn, móng cọc, móng bè đặc biệt là móng băng (nhà cao tầng hay nhà dân dụng). Cũng như các loại móng khác móng băng được xem là nền tảng của ngôi nhà nên rất được chú trọng. Và đối với mỗi công trình thì sẽ có sự lựa chọn móng băng phù hợp, nhằm hướng đến sự an toàn và chắc chắn cho ngôi nhà.

???? Móng băng là gì?

Tuy không có một khái niệm chính xác nào để nói về móng băng, nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng móng băng là một loại móng nhà có hình dải dài dùng để nâng đỡ toàn bộ kết cấu của công trình xây dựng. Móng băng thường có 2 loại:

Móng cọc băng

– Móng băng 1 phương: được thiết kế theo phương dọc hoặc phương nằm ngang. Loại móng này to hơn móng băng 2 phương vì nó chịu tải trọng toàn bộ căn nhà.

– Móng băng 2 phương: được thiết kế theo cả 2 hướng ngang dọc. Loại này chịu tải phân phối đồng đều cả 2 phương nên được sử dụng nhiều hơn.

???? Cấu tạo của móng băng

Móng băng có cấu tạo gồm: Lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết phần móng thành một khối dầm móng chắc chắn. Một số thông số cơ bản phổ thông của móng băng thường thấy nhất là:

– Độ dày của lớp bê tông là 100mm.

– Kích thước bản móng phổ thông có thông số là: từ 900 đến 1200 x 350 (mm)

– Kích thước dầm móng phổ thông có thông số là: 300 x từ 500 đến 700 (mm)

– Thép bản móng phổ thông là: Φ12a150

– Thép dầm móng phổ thông là:

+Thép dọc: 6Φ (18-22)

+ Thép đai Φ8a150.

Bản vẽ móng cọc
Bản vẽ móng cọc

Còn tùy thuộc vào địa chất của khu vực xây dựng, loại hình công trình mà có sự lựa chọn phù hợp nhất.

Quy trình thi công móng băng

Để có được nền móng bền chắc và ổn định nhất cần phải trải qua một quá trình xây dựng có tính toán tỉ mỉ. Sự cẩn thận thì nhà xây lên càng kiên cố, chắc chắn làm hài lòng gia chủ.

– Thứ 1: Giải phóng mặt bằng thi công

Mặt bằng trước khi xây dựng phải được san phẳng và có sự đồng đều. Máy móc, nguyên vật liệu cần được chuẩn bị đầy đủ.

– Thứ 2: Tiến hành san lấp

Tiến độ san lấp mặt bằng phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của mặt bằng. Mặt bằng được san lấp theo bản vẽ của kỹ sư xây dựng đề ra.

– Thứ 3: Chuẩn bị cốt thép

Trước tiên phải kiểm tra và chuẩn bị kỹ càng nguyên liệu thép. Thép thì phải được lắp đặt theo đúng số lượng, đúng vị trí mới đảm bảo được độ chắc chắn cho công trình.

– Thứ 4: Lắp ráp cốp pha

Quá trình này rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ chắc chắn của công trình. Chính vì thế khi thực hiện phải thật cẩn trọng và tỉ mỉ.

– Thứ 5: Đổ bê tông

Sau công đoạn lắp ráp cốp pha là công đoạn đổ bê tông. Đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình xây dựng phần móng nhà.

Thông thường, xi măng sẽ được đổ từ xa đến gần. Lưu ý người thợ xây không đứng trên thành cốp pha để đảm bảo độ an toàn và hạn chế sự sai lệch về cấu trúc.

Xây dựng móng băng là một quá trình cần sự tỉ mỉ và thận trọng để chất lượng được đảm bảo khi hoàn thành. Đòi hỏi kiến trúc sư và người thợ phải có sự phối hợp chặt chẽ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Hotline 1:0947 000 155
Hotline 2:0948 844 411