Lưu ý trong biện pháp thi công móng cọc ép

Một ngôi nhà để có được sự chắc chắn bền bỉ thì khâu làm móng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vậy biện pháp thi công móng cọc ép được diễn ra như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Móng cọc ép là gì?

Loại móng cọc ép đã khá quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng rồi. Đây được xem là một loại móng sâu thường dùng trong những công trình có trọng tải lớn hoặc đất tốt nằm sâu trong lòng đất. Nó có trách nhiệm truyền tải trọng từ công trình xuống lớp đất xung quanh.

Loại móng này được sử dụng rất phổ biến hiện nay, người ta có thể đóng hoặc hạ những cây cọc lớn xuống tầng đất sâu. Tăng khả năng tải trọng cho công trình.

Cấu tạo của móng cọc ép bao gồm có 2 bộ phận chính là:

+ Cọc: Là kết cấu có chiều dài lớn hơn so với bề rộng. Được đóng hay thi công tại chỗ vào lòng đất đá để truyền tải trọng công trình xuống đá hoặc tầng đất sâu hơn

+ Đài cọc: Kết cấu dùng để liên kết các cọc lại với nhau và phân bố tải trọng của công trình lên các cọc.

Phân loại móng cọc

Hiện nay có rất nhiều các loại cọc khác nhau có thể kể đến như:

Theo vật liệu:

Có các loại cọc gỗ, cọc tre, cọc cừ tràm… cọc bê tông cốt thép, cọc bọc cát, cọc xi măng.

Theo đài cọc

Có cọc đài thấp, cọc đài cao. Móng băng cọc hay móng cọc bè

Chiều dài cọc

Có các loại cọc ngắn dưới 6m, cọc vừa khoảng 20-25m, cọc dài trên 25m và có thể lên đến 60m

Hình dáng cọc

Cọc ống, cọc đặc, cọc bê tông cốt thép thường và cọc bê tông cốt thép dự ứng lực

Tho cách chế tại

Người ra chia thành cọc bê tông cốt thép đúc sẵn và cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ

Cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ lại có hai loại: cọc khoan nhồi, cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ hoặc cọc barrette…

Biện pháp thi công móng cọc ép

Thi công móng cọc ép đầu tiên bạn nên xem xét thật kỹ điều kiện địa chất của công trình rồi lựa chọn cọc cho phù hợp.  Cọc phải vừa đảm bảo yêu cầu về kinh tế, vừa chịu lực tốt lại phù hợp với điều kiện địa chất trong vùng.

Để biện pháp thi công móng cọc ép của các công trình bạn nên sử dụng các loại máy khoan ép cọc bê tông để đảm bảo kỹ thuật. Thi công cọc trong đất sét khác hoàn toàn với đất đá và đất cát. Chiều sâu ngâm cọc cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng chịu lực tải cọc.

Như vậy là trên đây chúng tôi vừa tư vấn đến bạn một số điều cần lưu ý trong biện pháp thi công móng cọc ép. Rất mong nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng có được một không gian sống vững chãi lí tưởng.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Hotline 1:0947 000 155
Hotline 2:0948 844 411